Khám phá sự đa dạng của kìm cho bạn cùng biết
Mục lục
Cấu tạo của kìm
Kìm là một trong những thiết bị có lưỡi dày, thường dùng để kẹp, giữ,..uốn nắn các vật liệu. Cấu tạo của nó gồm có những phần sau:
- Ngàm: Đây là lưỡi của kìm, thường rất là dày và được làm bằng hợp kim. Các ngàm sẽ có kích thước khác nhau tùy vào mục đích sử dụng khi thao tác với vật liệu kim loại. Đặc biệt, chúng được xử lý thêm các rãnh để chống trượt nữa đấy. Ở trường hợp thao tác với trang sức thì nó được làm bằng vật liệu mềm như đồng, thau, nhôm, nhựa.
- Tay cầm: Thường được làm bằng thép, được bọc một lớp nhựa, sơn hoặc là cao su chống trượt. Tay cầm càng dài thì phần lực kẹp càng mạnh, giúp bạn đỡ phải mỏi tay. Ngày nay, tay cầm của chiếc kìm được thiết kế dạng cong. Phù hợp với những phụ kiện hỗ trợ kèm theo như là lò xo trợ lực.
Phân loại kìm cho bạn cùng biết
Để giúp cho bạn hiểu hơn về kìm, dưới đây là những loại hình được ưa chuộng trên thị trường hiện nay:
Kìm bấm: Nó còn được gọi kiềm chết, tác dụng của công cụ này là dùng để kẹp hay là giữ những vật cần kẹp.
- Kiềm chết ngàm kẹp số 8: Có 2 khe hở và chúng có đường kính khác nhau. Ở cả 2 khoang đều có răng, từ đó tăng khả năng bám phôi.
- Kiềm chết mỏ vịt: Được làm từ thép hợp kim nên rất cứng. Loại này thường được dùng để tháo lắp chi tiết tại những nơi chật hẹp.
Kìm răng: Còn được gọi là kìm bằng, thường được dùng để cắt những sợi dây điện hay là dây thép. Sở hữu cấu tạo nhỏ gọn, giúp cho việc mang đi trở nên dễ dàng hơn.
Kìm nhọn: Gọi là kiềm mỏ nhọn, dụng cụ chuyên để kẹp. Ngoài ra, còn giữ hay quấn những vật dụng nhỏ: băng keo, dây đồng ở những khu vực nhỏ hẹp mà tay không thể thao tác tới được.
Kìm cắt: Còn được biết tới là kiềm dùng để cắt dây điện, cắt đinh. Trên thực tế, kìm cắt thường sẽ có nhiều công dụng như bấm, cắt, tuốt, uốn, lõi dây đồng,…
Kìm cộng lực: Loại kiềm này còn được gọi với cái tên là kiềm cắt xây dựng. Đây là công cụ cơ khí cầm tay cho bạn khả năng cắt uốn những vật liệu như thiếc, thép, đồng,…
Kìm đa năng: Có cấu tạo khá đặc biệt với phần mũi dài hơn so với những loại kiềm bình thường. Chúng có tác dụng kẹp chặt đồ vật chẳng hạn như vặn chặt hay là tháo lỏng. Loại hình này gồm có kìm cách điện, không cách điện.
Kìm tuốt dây: Công dụng chính của nó chính là bóc, tách các lớp vỏ dây điện. Thêm vào đó, còn cắt dây điện với lõi từ 0.2 cho tới 6mm.
Tiêu chí chọn mua kìm chất lượng cho bạn
Trên thị trường hiện tại, có rất nhiều loại kiềm khác nhau. Để giúp bạn có thêm nhiều sự chọn lựa khi mua sản phẩm. Bạn có thể xem xét qua những tiêu chí sau đây:
- Chọn mua dòng sản phẩm từ thương hiệu uy tín được nhiều người chọn lựa.
- Xem nhu cầu công việc của bạn là gì. Sau đó chọn lựa loại hình phù hợp với mình.
- Kiểm tra kiềm trước khi mua, cách đầu tiên để kiểm tra chất lượng chính là thử đặt nó ở một tấm nhựa mỏng. Nếu như sau khi tác động mà miếng cắt không bị lồi lõm hay cong vênh. Chứng tỏ đây là sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng.
- Quan sát thật kỹ phía 2 đầu của chiếc kiềm. Nếu như 2 ngàm kiềm bằng nhau, không bị cong vênh hay bị lệch thì đây là thiết bị bạn nên mua nhé.
- Kiểm tra logo in trên bao bì của sản phẩm để xem bạn mua được sản phẩm chính hãng hay lòa chưa. Logo này sẽ xuất hiện đồng thời trên bao bì của sản phẩm được in dập, không bị vỡ nét. Nếu như logo bị vỡ, có thể đây là hàng nhái đấy.
- Hãy chọn nơi chất lượng để mua hàng nhé. Bạn có thể chọn lựa những nơi có thâm niên lâu năm để tham khảo sản phẩm. Bởi những đơn vị này thường sẽ có kinh nghiệm cũng như được nhiều người tin chọn thì mới có thể tồn tại lâu như thế.
Với những thông tin mà chúng tôi đề cập với bạn bên trên. Hy vọng, bạn sẽ hiểu hơn về thiết chiếc kìm đầy công dụng này. Muốn biết thêm nhiều thông tin hay, cứ liên hệ với chúng tôi nhé.