Xe đẩy 4 bánh chính hãng giá tốt
Khi nhắc tới các thiết bị hỗ trợ vận chuyển hàng hóa. Chúng ta không thể không nhắc tới xe đẩy 4 bánh. Sở hữu khả năng chịu tải tốt, nó đã trở thành ứng viên sáng giá của nhiều người dùng. Cùng CafeM điểm danh những thông tin liên quan về nó nhé.
Mục lục
1. Tổng quan xe đẩy 4 bánh
Xe đẩy 4 bánh là xe đẩy tay, nó dạng hình chữ L, có mặt sàn lớn với 4 bánh nhỏ tại 4 góc. Xe đẩy có thể vận chuyển được hàng hóa cồng kềnh hay là hàng hóa được đóng thành thùng. Hiện tại chúng được ứng dụng nhiều trong khâu vận chuyển tại sân bay hay trong những nhà hàng, khách sạn,…
Đây là giải pháp tối ưu để giảm bớt sức lực lao động. Theo đó, việc vận chuyển hàng hóa diễn ra nhanh hơn, an toàn hơn. Thay vì bưng bê hàng hóa như mọi khi thì giờ đây mọi thứ đã được đơn giản hóa hơn bao giờ hết.
2. Nguyên lý hoạt động
Xe hoạt động dựa trên nguyên tắc kết hợp giữa lực đẩy của người dùng và hệ thống bánh xe. Khi bạn sử dụng lực đẩy, lực này sẽ truyền xuống khung xe và làm cho bánh xe quay.
Nhờ có sự kết hợp của lực đẩy và hệ thống của bánh xe có trục xoay. Theo đó, xe 4 bánh có thể di chuyển theo hướng mà người dùng mong muốn. Đồng thời những bánh xe sẽ tạo ra lực ma sát với mặt đất để xe có thể di chuyển lên phía trước.
3. Phân loại xe đẩy 4 bánh
Xe đẩy 4 bánh là một trong những loại hình được khách hàng quan tâm. Nó sở hữu nhiều mẫu mã khác nhau.
Phân loại theo khía cạnh thiết kế:
- Xe đẩy hàng 4 bánh tay gập: Tay của xe có thể gập lại, tiết kiệm được tối đa không gian vận hành. Loại hình này thường có trọng tải lên tới 500kg. Sàn xe được làm bằng thép hoặc bằng nhựa.
- Xe đẩy hàng 4 bánh cố định: Tay cố định và không thể gập gọn, thế nhưng chúng bù lại rất chắc chắn. Sàn xe được làm bằng sàn thép, bánh xe cũng được làm từ chất liệu cứng, chịu lực tốt. Vì thế, tải trọng của nó tối đa có thể lên tới 1000kg nhé.
Phân loại theo chất liệu sàn
Chất liệu sàn là yếu tố quyết định tới độ bền, mức chịu lực của xe đẩy:
- Xe đẩy sàn nhựa: Chất sàn được làm từ nhựa ABS. Mặc dù được làm bằng nhựa nhưng nó lại có thể vận chuyển được hàng hóa nặng tới 300kg.
- Xe đẩy hàng sàn thép: Mặt sàn của xe được làm bằng thép, có độ bền cao, có độ chịu tải tốt hơn sàn nhựa.
- Xe đẩy hàng có lưới: Người dùng có thể kết hợp thêm lớp lưới dày bao quanh xe. Các loại xe này thường thấy ở những trung tâm thương mại, nhà xưởng.
4. Ứng dụng của xe đẩy 4 bánh
Xe đẩy có lẽ đã không còn xa lạ gì trong khâu vận chuyển hàng hóa. Một số ứng dụng cần đến công cụ này như sau:
Ngành công nghiệp
Ngành công nghiệp là lĩnh vực phải thường xuyên vận chuyển hàng hóa. Nếu như sử dụng sức người để vận chuyển thì hiệu suất rất kém. Ngoài ra, với những hàng hóa nặng, chúng có thể không đảm bảo bảo an toàn cho người lao động trong quá trình khuân vác. Chính vì thế, việc sử dụng loại hình nói trên được xem là sự chọn lựa tối ưu.
Dùng trong siêu thị
Tương tự như lĩnh vực sản xuất, siêu thị cũng là nơi cần tới việc vận chuyển hàng hóa. Tại đây, loại xe được ứng dụng nhiều nhất là xe gồm 4 bánh có 2 tầng, 3 tầng.
Vận chuyển đồ ở trong sân bay
Xe đẩy này dùng trong sân bay vận chuyển được hàng hóa dưới 50kg. Thay vì phải mang vác vali, người sử dụng sẽ dùng nó để tránh gây mệt mỏi cho mình.
5. Giá của các loại xe đẩy 4 bánh hiện nay
Phong Thạnh: Đây là hãng xe đẩy nội địa Việt Nam rất thông dụng và được nhiều người biết đến hiện nay. Giá của các sản phẩm xe đẩy 4 bánh này từ 1.400.000đ – 4.000.000đ
Nikawa: Thương hiệu nổi tiếng đến từ Nhật Bản. Giá của dòng xe đẩy này giao động từ 1.700.000đ – 7.500.000đ tùy từng phiên bản tải trọng.
Xe đẩy 4 bánh là chủ đề mà chúng tôi mang tới cho bạn ngày hôm nay. Với những thông tin trên, mong rằng, bạn sẽ hiểu hơn về loại hình này. Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin hay nhé.