Máy đầm bàn – Các loại máy đàm bàn chạy điện và chạy xăng giá tốt toàn quốc
Máy đầm bàn được dùng để nén chặt nền móng như nền đất, đá, nền bê tông, phá vỡ ma sát giữa các hạt phối liệu, loại bỏ nước và bọt khí, rút ngắn thời gian đông kết ở bê tông và nâng cao chất lượng cũng như tính thẩm mỹ cho công trình. Để biết thêm về sản phẩm này, hãy theo chân CafeM đến với bài viết dưới nhé.
Mục lục
1. Các loại máy đầm bàn.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đầm bàn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng. Nhưng phổ biến và dễ thấy nhất đó máy là phân chia theo nguồn cấp năng lượng:
- Máy đầm bàn chạy điện: Sử dụng nguồn cấp điện 220 V hoặc 380 V với độ ồn động cơ thấp, ít gây ô nhiễm môi trường.
- Máy đầm bàn chạy xăng: Được trang bị động cơ chạy xăng như Honda GX160, HUYNDAI HGE160,… với công suất lớn, lực đập mạnh và hiệu suất đầm nén cao.
2. Tại sao nên sử dụng đầm bàn trong thi công xây dựng?
Hiện nay các dòng máy đầm bàn có công suất vào khoảng từ 0,75kW tới 3,75kW đạt năng suất làm việc 20 – 25 m/phút giúp rút ngắn thời gian thi công.
Lực đầm cúa máy mạnh mẻ khoảng 10 – 13,5 KN giúp công việc xử lý nền móng trở nên dễ dàng, nhanh hơn, giúp cải thiện chất lượng công trinhg, tăng tính thẩm mỹ cho mặt nền.
Máy rất nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển đến những khu vực có diện tích làm việc hẹp.
3. Tìm hiểu sâu hơn về nguyên lý hoạt động của máy đầm bàn.
3.1. Cấu tạo của đầm bàn.
Nói về cấu tạo của đầm bàn, nó gồm có:
- Khung máy: Được chế tạo từ gang hoặc là thép có độ cứng cao, từ đó, đảm bảo khả năng chịu được lực tốt. Song, chúng có nhiệm vụ liên kết cũng như cố định những bộ phận khác có trong máy.
- Động cơ: Đây là bộ phận thực hiện cung cấp năng lượng cho thiết bị hoạt động. Thường sẽ là động cơ xăng hoặc là động cơ điện.
- Bộ phận truyền động: Gồm có bánh răng, trục truyền động, ổ bi,… Bộ phận này được thiết kế với độ chính xác rất cao nhằm đảm bảo tính hiệu quả, êm ái khi sử dụng.
- Bộ phận đầm: Gồm tay cầm và đế đầm. Phần đế đầm được làm từ thép hoặc là gang, có gắn thêm bộ phận tạo nên bộ phận rung nền. Hình dạng của đế phổ biến nhất là dạng hình tròn và chữ nhật.
- Ngoài ra, còn có thêm nhiều bộ phận khác như bộ phận tạo rung để nén chặt nền, hệ thống điều khiển, bánh xe, khung bảo vệ.
3.2. Nguyên lý hoạt động của máy đầm bàn.
Máy vận hành theo nguyên lý sau: làm quay trục hay khối lệch tâm tạo ra chuyển động lực, truyền lực và làm rung bàn đầm. Với tác dụng lực lên bàn đầm gây ra ma sát với các hạt nguyên liệu của bề mặt thi công, làm giảm lực dính giữa các hạt liệu, phá tan ma sát giữa hỗn hợp vật liệu, làm cho chúng xếp chặt vào nhau chắc chắn và láng mịn hơn.
Khi vận hành máy, người dùng nên điều khiển máy đầm bàn ở một vị trí sau khi xử lý xong khu vực đó mới chuyển sang vị trí khác hoặc là lướt đầm trên bề mặt cần nén tùy theo kết cấu nền dày hay mỏng.
4. Giá của các máy đầm bàn hiện nay ra sao?
4.1. Máy đầm bàn chạy điện.
Với các máy chạy điện hiện có giá giao động từ 4.500.000đ cho tới 5.300.000đ tùy theo phiên bản công suất, điện áp.
4.2. Máy đầm bàn chạy xăng.
Các máy chạy xăng hiện nay được phân phối tùy theo các phiên bản động cơ hoặc không động cơ. Chỉ từ 3.000.000đ tới giao động trên dưới 10.000.000đ là bạn đã có một sản phẩm máy đầm bàn chạy xăng phù hợp với tiêu chí sử dụng của mình.
5. Một số thương hiệu đầm bàn phổ biến nhất hiện nay.
5.1. Máy chạy điện Jiulong.
Đây là thương hiệu xuất sứ Trung Quốc. Chỉ với mức giá trên dưới 5.000.000đ, bạn đã có thể sở hữu một chiếc máy đầm bàn thương hiệu Jiulong với công suất từ 1,1 kW tới 2,2 kW với lực đập từ 5000N – 9000N.
5.2. Máy chạy xăng Đông Phong.
Đối với thương hiệu máy đầm bàn chạy xăng Đông Phong thì có công suất động cơ 5,5 HP lực đầm từ 10 đến 13,5 kN. Hãng có 3 phiên bản là: đầm bàn không động cơ, đầm bàn lắp động cơ Honda GX160 và phiên bản lắp động cơ HUYNDAI HGE160. Giá các phiên bản giao động từ 3.000.000đ – 10.000.000đ.
5.3. Máy chạy xăng Vifuco.
Thương hiệu máy đầm bàn chạy xăng Vifuco được lắp với các dòng động cơ như Honda GX160, RK65 – công suất từ 5,5 – 6,5 HP. Giá của dòng này giao động từ 3.000.000đ – 9.000.000đ tùy từng phiên bản không động cơ và có động cơ.
6. Các lưu ý khi sử dụng đầm bàn.
– Khâu chuẩn bị trước khi sử dụng:
- + Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và yêu cầu từ nhà cung cấp máy
- +Kiểm tra sơ bộ xem máy có hư hỏng gì, đã đủ năng lượng, nhiên liệu hoạt động chưa.
- +Đảm bảo an toàn lao động, trang bị đồ bảo hộ như quần áo, mũ, găng tay,… cho người điều khiển máy đầm bàn.
– Các lưu ý khi vận hành đầm bàn:
- + Điều chỉnh lực đầm cho phù hợp với tình trạng nền.
- + Lựa chọn việc điều khiển máy đầm bàn ở một vị trí cho tới khi xử lý xong khu vực đó mới chuyển sang vị trí khác hoặc là lướt đầm trên bề mặt cần nén tùy theo kết cấu nền dày hay mỏng.
- + Vận hành máy theo đúng hướng dẫn sử dụng của thương hiệu cung cấp máy đầm bàn.
– Bảo quản máy đầm bàn để kéo dài tuổi thọ máy:
- + Sau khi xử dụng xong máy đầm bàn cần rút điện (đối với máy đầm bàn dùng điện), hoặc rút xăng (đối với máy chạy động cơ xăng cần bảo quản lâu chưa dùng tới) để tránh sảy ra cháy nổ ngoài mong muốn.
- + Cất giữ, lưu trữ máy đầm bàn tại nơi khô ráo, thoáng mát.
- + Bảo dưỡng máy định kỳ theo hướng dẫn sử dụng.
Với những thông tin mà chúng tôi đề cập bên trên, mong rằng bạn có thể hiểu hơn về máy đầm bàn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan hoặc cần tư vấn mua máy đầm bàn phù hợp hãy liên hệ ngay với CafeM bạn nhé.